Tìm trong danh mục hiện tại

Thực trạng và giải pháp truyền thanh xã phường tại Nam Định

Truyền thanh xã phường hay còn gọi là truyền thanh cơ sở là phương tiện tuyên truyền hữu hiệu của xã đây là cơ quan thông tin, tuyên truyền để nhân dân nắm bắt các chủ trương, chính sách của các cấp và chính quyền địa phương. Tuy nhiên thực trạng các phương tiện truyền thanh cơ sở này hiện đang dần bị lỗi thời, để bắt kịp xu hướng phát triển của xã hội ngày 20/1/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 135/QĐ-TTg phê duyệt Đề án nâng cao hiệu quả hoạt động thông tin cơ sở dựa trên ứng dụng CNTT. Theo đó, Đề án đặt ra mục tiêu đến năm 2025, 100% thông tin thiết yếu từ hệ thống thông tin cơ sở được phổ biến đến người dân. Chi tiết thực trạng & giải pháp truyền thanh xã phường theo hướng hiện đại sẽ như thế nào, mời các bạn theo dõi nội dung bài viết dưới đây:

Đầu tiên phải nói đến thực trạng của truyền thanh hiện nay tại Nam Định:

Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của của các phương tiện truyền thông hiện đại như báo điện tử, mạng xã hội… đã làm thay đổi thói quen tiếp nhận thông tin của người dân. Bên cạnh đó, hệ thống truyền thanh cơ sở của tỉnh Nam Định phần lớn được đầu tư từ những năm 2000, đến nay phần nhiều đã xuống cấp và không đồng bộ

Theo khảo sát của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Nam Định, trên địa bàn tỉnh hiện có 226 đài truyền thanh trực thuộc UBND các xã, phường, thị trấn; chịu sự chỉ đạo chuyên môn của Đài Phát thanh các huyện, thành phố, đồng thời thực hiện các chương trình truyền thanh theo yêu cầu thực tiễn của địa phương. Trong đó có 139 đài truyền thanh hữu tuyến (có dây); 85 đài truyền thanh vô tuyến (truyền thanh không dây) có 85 đài; 02 đài ứng dụng Công nghệ thông tin và Viễn thông (01 đài ứng dụng toàn bộ CNTT-VT; 01 đài sử dụng kết hợp CNTT-VT và hữu tuyến).

Trong tổng số 226 đài xã, phường, thị trấn hiện chỉ có 43/226 đài (chiếm 9,1%) đang còn hoạt động tốt, 112 đài hoạt động bình thường, tuy nhiên một số trang thiết bị như loa, dây dẫn, đài radio… đã xuống cấp, 71 đài (chiếm 38%) trang thiết bị phần lớn đã xuống cấp nghiêm trọng. 100/284 số đài radio (chiếm 40%), 37% số máy tăng âm, 36% máy phát FM, 50% số cụm thu FM, 48% km dây dẫn của các đài xã, phường đã xuống cấp nghiêm trọng. Nhiều đài đang sử dụng đường dây điện thoại, dễ bị đứt, hỏng; nhiều đài không đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật do Bộ Thông tin và Truyền thông công bố, công suất máy phát yếu, 33 đài hiện đang sử dụng tần số trong băng tần 87-108MHz, hiện không có kinh phí để chuyển đổi về đúng băng tần 54-68MHz được quy hoạch cho truyền thanh không dây, gây nhiễu cho hệ thống vô tuyến khác

Thực trạng trên đặt ra yêu cầu cấp thiết phải có giải pháp để đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống truyền thanh cơ sở nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu thông tin của người dân.

Giải pháp để nâng cao hiệu quả của truyền thanh cơ sở

Ngày 20/1/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 135/QĐ-TTg phê duyệt Đề án nâng cao hiệu quả hoạt động thông tin cơ sở dựa trên ứng dụng CNTT. Theo đó, Đề án đặt ra mục tiêu đến năm 2025, 100% thông tin thiết yếu từ hệ thống thông tin cơ sở được phổ biến đến người dân; 100% ý kiến phản ánh của người dân về hiệu quả thực thi chính sách, pháp luật ở cơ sở được tiếp nhận, xử lý trên hệ thống TTCS. Phấn đấu 100% nội dung thông tin thiết yếu từ Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã để tuyên truyền, phổ biến đến người dân được cung cấp trên hệ thống thông tin nguồn; 100% cán bộ làm công tác TTCS các cấp được bồi dưỡng, tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ, ứng dụng CNTT để khai thác, biên soạn tài liệu, quản lý và vận hành thiết bị kỹ thuật…

Theo đó tỉnh Nam Định thực hiện mục tiêu đến năm 2025: 100% UBND cấp xã, phường, thị trấn có đài truyền thanh, hệ thống thiết bị kỹ thuật hoạt động ổn định với 100% loa đến các thôn hoạt động thường xuyên,chất lượng âm thanh tốt. Giai đoạn 2021-20215, đầu tư, chuyển đổi từ 40% đến 50% số đài truyền thanh không dây/có dây FM cấp xã sang đài truyền thanh ứng dụng công nghệ thông tin – viễn thông, trong đó ưu tiên đầu tư mới những đài đã xuống cấp nghiêm trọng và đài hoạt động không đúng băng tần 54-68MHz được quy hoạch cho truyền thanh không dây. Giai đoạn 2025-2030, 100% các đài xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh chuyển sang đài truyền thanh ứng dụng công nghệ thông tin – viễn thông.

Để hiểu thêm về hệ thống truyền thanh cơ sở cũng như các ưu, nhược điểm của từng hệ thống truyền thanh đang có, Bình ANSI sẽ tóm tắt trong phần nội dung dưới đây:

Hệ thống Ưu điểm Nhược điểm
Truyền thanh xương cá – Dễ vận hành, chi phí đầu tư ban đầu thấp, có thể thực hiện phát riêng từng tuyến – Hay xảy ra lỗi vặt tại các điểm mấu

– Khó khăn trong quá trình sửa chữa do loa được treo trên cột điện -> khi sửa phải cắt điện -> ảnh hưởng đến sinh hoạt

– Âm thanh không đều giữa các điểm lắp loa. Nơi gần trạm nhại nhau, nơi xa trạm không nghe được thông tin

– Sử dụng máy biến áp công suất lớn dễ gây chập cháy nguy hiểm

Truyền thanh không dây – Tổng hệ thống loa không phụ thuộc vào công suất máy tổng.

– Không cần hệ thống đường dây, lắp đặt cụm thu ở bất cứ điểm nào trong phạm vi phủ sóng(với điều kiện có điện áp lưới mới lắp đặt được hộp thu)

– Phát triển hệ thống loa không cần phải tăng công suất máy phát trong phạm vi phủ sóng của máy hiện tại.

– Ảnh hưởng nhiều bởi thời tiết do sử dụng công nghệ FM, lẫn nhiều tạp âm

– Lựa chọn kênh tần khó, do đặc thù hiện nay đã có rất nhiều kênh tần đang hoạt động

– Kinh phí đầu tư ban đầu cao

– Chi phí sửa chữa cao do phải sửa chữa theo cụm thu

– Hàng tháng phải đóng lệ phí kênh tần

Truyền thanh có dây loa cụm (loa cột) – Hệ thống này hiện đang được nhiều địa phương sử dụng

– Khắc phục được hiện tượng nhiễu tín hiệu của hệ thống không dây

– Khắc phục vấn đề bức xúc của người chân cột loa và người ngoài đồng nghe giống nhau, âm thanh dàn trải đều trong toàn bộ khu dân cư không bị nhại, loa chỗ nào cũng nghe thấy âm thanh, phạm vi âm thanh phủ kín là 1 km vuông, an toàn. Xuôi gió âm thanh có thể đạt tới 2 km.

– Tiết kiệm chi phí: Tận dụng hệ thống loa cũ tại địa phương, đường dây tiết diện không cần quá lớn

– Không phục thuộc vào lưới điện

– Không mất lệ phí hàng tháng

– Chi phí đầu tư ban đầu lớn, tuy nhiên có thể giải quyết bằng phương án sử dụng các cột viễn thông để phát triển hệ thống loa mà không phải dựng cột.

BAS Audio tự hào là đơn vị cung cấp thiết bị & thi công công trình này. Một số hình ảnh từ thực tế thi công gửi về:

——————-

Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:

Công ty TNHH Bình An Sinh

Địa chỉ: 573 Trần Hưng Đạo kéo dài, Tp Nam Định

Hotline: 0912 137 662

Tin liên quan

Để lại bình luận của bạn

  • 0
    Bạn có0 item(s)sản phẩm trong giỏ hàng
    Tạm tính: 0